Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày vía Thần Tài. - Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Đầu Tư Và Phát Triển Phục Hưng

menu

Đóng

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày vía Thần Tài.

Trong một năm, tại Việt Nam có rất nhiều mốc thời gian phải chú ý về thờ cúng may mắn, trong số đó ngày vía Thần Tài được rất nhiều người quan tâm.

Bài viết này sẽ cùng bạn đọc điểm lại nguồn gốc và ý nghĩa của một ngày quan trọng trong năm của người dân Việt Nam nhé!

Nguồn gốc ngày vía Thần tài

Theo những sự tích và lưu truyền lại từ rất lâu về trước, Thần Tài là vị Thần cai quản tiền tài, quan lộc ở trên trời. Được coi là một vị Thần có danh tiếng ngút trời.

Tuy nhiên trong một lần đi chơi uống rượu vị Thần Tài uy danh say rượu nên rơi xuống dưới trần gian, trong lúc rơi xuống đầu Thần Tài va vào đá nên dẫn đến nằm mê không biết gì.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày vía Thần Tài

Khi tỉnh dậy, quần áo trên người vị Thần bị đem đi bán hết, thêm nữa khi rơi xuống trần đầu bị va vào đá nên không còn nhớ bản thân mình là ai.

Chính vì thế trong khoảng thời gian đó, Thần Tài thường đi lang thang dưới hạ giới xin ăn khắp nơi.

Tuy nhiên một điều kỳ lạ khi đến các cửa hàng kinh doanh như buôn bán thịt heo quay, thịt gà, thịt vịt vị Thần luôn được mời vào ăn, một điều kỳ lạ hơn khi vị Thần ghé thăm thì nhà hàng đó đón được rất nhiều vị khách đến ăn rất đông.

Vì thế có không ít các cửa hàng kinh doanh đều tranh giành mời bằng được Thần Tài đến đến cửa hàng của mình để khách đến đông nghịt, chính vì vậy sau này chúng ta mới có câu “Thần Tài gõ cửa”.

Mọi người xung quanh thấy Thần Tài như một quý nhân nhưng lại không có quần áo mặc nên dẫn đi mua quần áo. Tuy nhiên tại chính cửa hiệu nơi bộ quần áo của ông bị đem bán.

Ngay sau khi mặc lại bộ quần áo của mình bị đem bán, Thần Tài liền nhớ lại mọi việc và ngài liền bay về trời.

Từ đó người dưới trần gian vô cùng coi trọng vị Thần Tài và lập ban thờ để tôn thờ.

Và cũng chính từ đó, để tưởng nhớ về vị Thần Tài đem đến tài lộc cho người dân, đặc biệt là với những người kinh doanh buôn bán. Nên mọi người chọn ra ngày mà Thần Tài bay về trời để làm ngày vía Thần Tài: vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Ý nghĩa của ngày vía Thần tài là gì ?

Như đã nói ở trên với những người làm kinh doanh như doanh nhân, buôn bán rất coi trọng thờ thần tài đặc biệt là ngày vía Thần Tài.

Trong năm ngày này không chỉ đơn thuần là ngày để tạ ơn và tưởng nhớ đến vị Thần Tài đã mang lại tài lộc cho gia chủ trong một năm vừa qua; ngày vía Thần Tài còn là ngày với mong muốn được “đổi vía” – khi có vía của vị Thần tài lộc sẽ đem đến cho gia chủ một năm mới đến thật sung túc và bình an.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày vía Thần Tài

Cũng theo truyền thống văn hóa trong dân gian của người Việt từ xưa đến giờ, vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, mọi nhà sẽ rộn ràng đi sắm đồ lễ cúng với mong muốn lấy vía Thần Tài để cầu làm ăn buôn bán, kinh doanh được thuận lợi, suôn sẻ.

Một trong những thói quen tồn tại bấy lâu này của người dân Việt mỗi khi đến ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch chính là đi mua vàng để thể hiện mong muốn được “buôn may bán đắt”.

Việc mua vàng trong ngày này đã gần như trở thành phong tục không thể thiếu và cũng có thể dễ dàng hiểu bởi lẽ vàng chính là biểu tượng, tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý.

Trên hết người ta còn cho rằng khi mùa vàng và cất trữ vàng vào két sắt, hay ví hoặc những nơi mang theo người sẽ mang đến điều may mắn, tài lộc sung túc cả năm tới gia chủ.

Ngày vía Thần tài năm 2020 Dương lịch là ngày nào ?

Ngày vía Thần Tài trong năm ngoài được biết là vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, còn đối với ngày dương đối với năm 2020 sắp tới sẽ rơi vào ngày mùng 3 tháng 2 năm 2020.

Nên làm gì vào ngày vía Thần tài ?

Phong thủy Tam Nguyên sẽ cùng bạn điểm qua những việc phải làm vào ngày vía Thần Tài hàng năm ở những mục dưới đây:

Lau dọn ban thờ: đây hẳn là việc làm không thể thiếu, đây không chỉ đơn giản về vệ sinh sạch sẽ mà còn thể hiện lòng thành của chính gia chủ với vị thần cai quản tiền tài.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày vía Thần Tài

Chuẩn bị đồ thờ cúng:

+ Một mâm cỗ mặn dâng lên Thần Tài

+ 1 lọ hoa tươi có 9 bông

+ Bộ tiền vàng

+ Hoa quả tươi

+ Rượu cúng

+ Nến

+ Điếu thuốc

+ Gạo, muối hột

Trên hết rằng việc gia chủ chuẩn bị lễ vật cúng tùy thuộc vào lòng thành cũng như điều kiện riêng của mỗi gia đình.

Những lưu ý khi cúng Thần tài

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày vía Thần Tài

+ Gia chủ lưu ý phải ăn mặc tươm tất, sạch sẽ, gọn gàng;

+ Gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình không có những lời lẽ không hay, chửi tục trước và sau khi thờ cúng;

+ Trước khi tiến hành cúng thờ Thần Tài gia chủ nên tắm rửa trước;

Lời kết

Trên đây là điểm lại về những nguồn gốc cũng như ý nghĩa của ngày vía Thần Tài trong quan niệm và văn hóa truyền thống của người Việt ta xưa đến nay.